Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Tranh chấp nhà ở trước 1/7/1991 có yếu tố nước ngoài

"Năm 1954, ông nội tôi di chúc giao quyền sử dụng 1 căn nhà tại TP HCM cho vợ sau của ông, với điều kiện bà này không được bán căn nhà đó mà khi qua đời phải giao lại cho cha và cô tôi (con của ông nội với vợ trước). Cha và cô tôi giờ định cư ở nước ngoài, muốn xác lập sở hữu có được không?" (bạn đọc Doan Cam Anh).

Trả lời:

Theo Nghị quyết số 58 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/8/1998 và Thông tư liên tịch số 01 của TAND Tối cao và VKSND Tối cao ngày 25/11/1999 hướng dẫn Nghị quyết, các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1/7/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia, thì trong khi chưa có chính sách của Nhà nước với loại giao dịch dân sự này, tùy từng trường hợp mà tòa án xử lý như sau:

- Nếu chưa thụ lý thì không thụ lý;

- Nếu đã thụ lý và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết;

- Nếu đã có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết thì tiếp tục tạm đình chỉ việc giải quyết.

Với quy định trên thì hiện tại, cha và cô bạn chưa thể xác nhận quyền thừa kế căn nhà đó.

Thạc sĩ Phạm Thanh Bình

Văn phòng Luật sư Hồng Hà

Thủ tục xác nhận cha cho con

"Ba mẹ tôi không có hôn thú nhưng trong giấy khai sinh của tôi có đủ hai phần cha, mẹ. Hiện ba tôi sống ở Pháp và đã có gia đình riêng. Vậy làm thế nào để ông xác nhận được tôi là con ruột?" (bạn đọc Lê Minh Phúc).

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 68/2002/NĐ-CP về hôn nhân và gia đinh có yếu tố nước ngoài, thủ tục xin nhận cha cho con có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

1. Nguyên tắc:

- Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chỉ được tiến hành nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yêu cầu và không có tranh chấp.

- Con đã thành niên xin nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ.

2. Thủ tục xin nhận cha, con: Người có yêu cầu phải nộp hồ sơ tại sở tư pháp tỉnh/thành phố nơi người được nhận cha cư trú.

3. Hồ sơ gồm:

- Đơn xin nhận con theo mẫu.

- Bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu của người nhận và người được nhận.

- Bản sao giấy khai sinh của người được nhận.

- Bản sao hộ khẩu của người được nhận.

Sau khi xem xét, thẩm tra hồ sơ, sở tư pháp tiến hành xác minh, báo cáo và trình UBND tỉnh/thành phố ký quyết định. Trong vòng 7 ngày kể từ ngày UBND tỉnh/thành phố ký quyết định công nhận, sở tư pháp tiến hành trao quyết định cho các bên đương sự.

Luật sư Việt Hà

Đoàn Luật sư Hà Nội

Giấy tờ nhà đất có phải ghi tên hai vợ chồng không?

"Tôi đang làm thủ tục mua một ngôi nhà. Tôi muốn một mình đứng tên làm sổ đỏ nhưng UBND phường yêu cầu phải khai cả tên vợ tôi. Người bạn tôi cũng bị buộc phải ghi tên vợ, dù cô ấy đã chết. Như vậy có đúng không?" (bạn đọc Đặng Vũ Hùng).

Trả lời:

1. Theo Nghị định 70 hướng dẫn Luật Hôn nhân & gia đình về đăng ký tài sản chung của vợ và chồng, để tránh cho việc tranh chấp sau này giữa 2 người, UBND phường yêu cầu cả vợ và chồng cùng đứng tên kê khai trong giấy tờ làm thủ tục xin sổ đỏ. Trường hợp vợ/chồng muốn đứng tên làm giấy tờ xác nhận sở hữu riêng với nhà mua bán trong thời kỳ hôn nhân thì chồng/vợ phải có văn bản thừa nhận tài sản đó là tài sản riêng của người kia, không nhập vào khối tài sản chung.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng đã chết mà ngôi nhà được mua sắm trong thời kỳ hôn nhân thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký sở hữu nhà được phép yêu cầu ghi tên cả người đã khuất để chứng tỏ đó là tài sản chung của hai vợ chồng.

Luật sư Việt Hà

Đoàn Luật sư Hà Nội

Đang bị án treo chưa được phép dự thi đại học

Theo luật sư Ngô Thị Lựu, Bộ Giáo dục quy định người trong thời kỳ thi hành án hình sự không được dự tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

> Đang bị án treo có được thi đại học? (Đức Thanh)

Tại điểm b khoản 2 Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, quy định: "Những người không đủ các điều kiện và những người thuộc diện dưới đây không được dự thi: trong thời kỳ thi hành án hình sự".

Như vậy, theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy khi bạn đang chấp hành hình phạt bạn sẽ không được dự thi. Sau khi chấp hành án hình sự xong bạn có thể đăng ký dự thi vào đại học, cao đẳng theo nguyện vọng của mình.

Tất cả các trường đều phải tuân theo quy định chung theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng nêu trên.

Theo điều 60 Bộ luật hình sự: Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Luật sư Ngô Thị Lựu

Công ty Luật TNHH Đại Việt

335 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

'Không thể xử lý người phụ nữ sống với đàn ông chưa ly dị'

Luật sư Nguyễn Minh Thuận cho rằng không thể xử lý hình sự người phụ nữ sống chung với người đàn ông chưa ly dị vợ. Những tài sản ông tạo ra khi chung sống với vợ sau vẫn có thể được xem là tài sản chung với vợ trước.

> Người phụ nữ sống với bố tôi có phạm tội không?

Theo quy định tại điều 147 Bộ Luật Hình sự 2000 thì: "1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm; 2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm;"

Như vậy, một người chỉ bị xử lý hình sự về tội danh này khi "gây hậu quả nghiêm trọng" hoặc "đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm". Gây hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là việc người chồng chung sống với người khác gây đau buồn cho người vợ khiến người vợ tự tử, hoặc những lý do khác mà theo pháp luật quy định là hậu quả nghiêm trọng... Nếu như "gây hậu quả nghiêm trọng" thì người chồng có thể bị xử lý hình sự ngay mà không nhất thiết phải có yếu tố "đã bị xử lý hành chính". Người vi phạm chỉ bị xử lý hành chính khi gây ra hậu quả ít nghiêm trọng, tuy nhiên khi đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm về cùng hành vi thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự.

Chiếu theo quy định trên, tôi cho rằng, không thể xử lý hình sự đối với người đã chung sống với bố của bạn H.Nam, bởi các vấn đề sau:

Thứ nhất: Về mặt chủ quan, chưa có gì xác định được rằng người vợ sau của bố bạn H.Nam biết rằng bố bạn H.Nam đã có gia đình từ thời điểm chung sống.

Thứ hai: Việc chung sống này chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính như điều 147 quy định.

Thứ ba: Nếu có vi phạm thì cũng không thể xử lý vì đã hết thời hiệu. Theo quy định thì tội phạm này thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nên theo điều 23 Bộ Luật Hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm. Trong khi đó, theo bạn trình bày thì việc bố bạn chung sống với người đó đã xảy ra với thời gian quá lâu so với 5 năm.

Vì bố bạn chưa ly hôn với mẹ bạn nên về nguyên tắc, tất cả tài sản của ông tạo ra trong khi chung sống với vợ sau vẫn có thể được xem là tài sản chung của bố bạn và mẹ bạn. Hiện mẹ bạn đã chết nên bạn có thể yêu cầu phân chia di sản thừa kế đồng thời bạn và các anh chị em ruột của bạn được hưởng một phần đối với tất cả tài sản mà mẹ bạn để lại theo luật định.

Về phần bố bạn: Nếu bố bạn không để lại di chúc tặng cho những người khác thì bạn được hưởng thừa kế một phần di sản mà ông ấy để lại sau khi ông ấy mất.

Luật sư Nguyễn Minh Thuận

Công ty Luật Hợp danh Sài Gòn Việt Nam

168 Vĩnh Viễn, phường 9, quận 10, TP HCM

www.saigonvnlaw.com.vn

Người phụ nữ sống với bố tôi có phạm tội không?

Bố mẹ tôi kết hôn và có 3 người con. 20 năm sau, bố bỏ gia đình vào Nam lập nghiệp, sống như vợ chồng cùng một người phụ nữ khác đến nay. Ông và mẹ tôi vẫn chưa ly hôn, vậy người phụ nữ kia có phạm tội không? (H.Nam)

Sau khi kết hôn bố mẹ tôi có 3 người con, tôi là con út sinh năm 1983. Năm 1995, bố tôi đã bỏ mẹ con gia đình vào Nam lập nghiệp và sinh sống cùng một người phụ nữ khác đến nay. Trong khi đó, bố tôi và mẹ vẫn chưa ly hôn. Mẹ tôi đã mất năm 2008.

Bố tôi và người phụ nữ kia có con riêng hiện khoảng 8 tuổi. Ông cũng không quan tâm gia đình tôi, con cái kể từ ngày bỏ đi. Ngay cả khi mẹ tôi mất và giỗ 1 năm, bố cũng không quan tâm. Đám cưới các chị em tôi bố cũng để mặc.

Tôi xin được các bạn tư vấn, theo luật định, người phụ nữ kia có phạm tội gì không? Chúng tôi có thể kiện người phụ nữ kia về tội sống như vợ chồng với người đã có gia đình hay tương đương không? Bố tôi có trách nhiệm gì với chúng tôi theo luật định không? Xin chân thành cảm ơn.

Quan hệ chăn gối của vợ chồng được luật hóa

Hình minh họa. Ảnh: Thanh Niên

Người vợ bị ép phải "chiều" chồng trong quan hệ "chăn gối" có quyền nhờ chính quyền hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp để bảo vệ. Đó là nội dung Luật phòng chống bạo lực gia đình được thông qua, ngày 21/11.

> Bạo lực đang hoành hành trong gia đình  / Trăm kiểu bạo lực gia đình

Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua với gần 90% đại biểu tán thành. Theo đó, bạo lực gia đình không chỉ là hành hạ, đánh đập mà còn cả việc gây áp lực tinh thần, làm tổn thương tâm lý cho người khác. Hành vi này bao gồm: lăng mạ, cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm; cưỡng ép quan hệ tình dục hay cố tình cô lập, xua đuổi; ngăn cản không cho thực hiện các quyền trong quan hệ với những người thân trong gia đình...

Việc cưỡng ép kết hôn, ly hôn; hay kiểm soát thu nhập các thành viên trong gia đình nhằm tạo nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính cũng bị luật nghiêm cấm. Phạm vi điều chỉnh của luật này mở rộng ra cả những đôi nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình. Họ sau đó còn được bố trí nơi tạm lánh, và địa điểm này được giữ bí mật. Thậm chí, tòa án có quyền ra quyết định cấm người có hành vi bạo lực không được tiếp xúc với nạn nhân khi thấy việc này là cần thiết hoặc nạn nhân có đơn yêu cầu.

Khi gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác cần phải tiếp xúc thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân. Trình tự giải quyết được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Theo quy định của luật, cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát phải chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Người vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp là cán bộ công chức thì bị thông báo hành vi cho người đứng đầu cơ quan để giáo dục.

Cũng trong sáng 21/11, Quốc hội còn thông qua luật Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm với gần 90% đại biểu tán thành. Luật này cùng với Luật phòng, chống bạo lực gia đình sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.

Tiếp đó, Quốc hội đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và năm 2008 với 128 dự án luật, pháp lệnh. Trong đó, 93 dự án thuộc chương trình chính thức và 35 dự án luật thuộc chương trình chuẩn bị…

Chiều nay, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII kết thúc sau hơn 20 ngay làm việc.

Anh Thư

'Chậm kê khai thuế có thể bị phạt 2 triệu đồng'

Tổng cục Thuế đang triển khai thu thuế thu nhập cá nhân với các nghệ sĩ. Trước thông tin về việc có thể một số cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế, bạn đọc đã đề nghị VnExpress giải thích cơ chế xử lý hành vi này.

Theo quy định pháp luật, trốn thuế là hành vi phạm pháp. Người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Ngoài ra, đối tượng trốn thuế còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung khác như phạt tiền (ngoài số thuế bị truy thu)… Tuy nhiên, pháp luật cũng có sự phân biệt giữa hành vi "chưa đến mức bị coi là tội phạm" với hành vi "bị coi là tội phạm". Không phải ai vi phạm cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế, mà có thể bị xử phạt hành chính bằng các hình thức khác nhau…

Với những trường hợp quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày làm việc mà chưa đăng ký thuế, nộp tờ khai thuế thì sẽ bị xử phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.

Nghị định 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy định, trốn thuế gồm những hành vi sau : (1) Để ngoài sổ kế toán số liệu kế toán hoặc hạch toán kế toán không đúng quy định của chế độ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. (2) Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. (3) Kê khai, xác định không đúng các căn cứ tính thuế theo quy định làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. (4) Sử dụng hoá đơn khống hoặc các chứng từ kế toán khống khác nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. (5) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. (6) Lập hai hệ thống sổ kế toán có nội dung ghi khác nhau nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm...

Nghị định 100 cũng không quy định về việc dùng các "biện pháp xử lý khác" để hỗ trợ như: cơ quan văn hóa - thông tin tuyên bố không cấp phép hoạt động biểu diễn cho các ca sĩ khi chưa thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc công khai danh tính trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong trường hợp đối tượng cố tình không nộp thuế thu nhập . Điều 161 Bộ luật hình sự ( tội trốn thuế ) quy định: Người nào trốn thuế từ 50 triệu đến dưới 150 triệu đồng bị phạt tiền gấp 1-5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Người vi phạm chưa đến mức đó cũng bị áp dụng mức phạt trên nếu "đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế" mà còn vi phạm; hoặc bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại điều 153 ( buôn lậu ), 154 ( vận chuyển trái phép, hàng hoá, tiền tệ qua biên giới ), 155 ( sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ), 156 ( sản xuất, buôn bán hàng giả ), 157 ( sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh ), 158 ( sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi ), 159 ( kinh doanh trái phép ), 160 ( đầu cơ ), 164 ( làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả ), 193 ( sản xuất trái phép chất ma tuý ), 194 ( tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý ), 195 ( tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất sử dụng trái phép chất ma tuý ), 196 ( sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý ), 230 ( chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ), 232 ( chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ ), 233 ( chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ ), 236 ( sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ ) và 238 ( sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc ) của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Người phạm tội trốn thuế với từ 150 đến dưới 500 triệu đồng hoặc tái phạm về tội này thì bị phạt tiền 1-5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người trốn thuế với số tiền từ 500 triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù 2-7 năm. Ngoài hình phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 1-3 lần số tiền trốn thuế.

Thạc sĩ Phạm Thanh Bình

Văn phòng Luật sư Hồng Hà

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Đối tượng của hạch toán kế toán

Đối tượng nghiên cứu chung của hạch toán kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình họat động của đơn vị.

Tài sản của các đơn vị sản xuất – kinh doanh là đối tượng của hạch toán kế toán

1. Phân loại tài sản theo hình thái biểu hiện và tính chất luân chuyển của tài sản

Tài sản lưu động: là toàn bộ giá trị tài sản ( vô hình, hữu hình ) của đơn vị có thời gian luân chuyển ngắn ( thường là một chu kỳ kinh doanh hoặc một năm ) như : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa….
Tài sản cố định (tài sản dài hạn ): là những tài sản của đơn vị có thời gian luân chuyển dài ( thường là trên một năm hoặc lớn hơn mọt chu kỳ kinh doanh ).

2 Phân loại tài sản theo nguồn hình thành:


Việc xem xét tài sản theo nguồn hình thành sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được tài sản của đơn vị được hình thành từ đâu. Từ đó có cơ sở để đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị cũng như xác định trách nhiệm của đơn vị đối với việc quản lý và sử dụng số tài sản hiện có, hoàn trả… Theo cách phân loại này tài sản của đơn vị được hình thành từ 2 nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và khoản nợ phải trả.

  •  Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp khi mới thành lập doanh nghiệp và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Có thế chia nguồn vốn chủ sở hữu thành các loại sau:
  •  Nguồn vốn kinh doanh: là số vốn mà đơn vị dùng vào mục đích kinh doanh và do các thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp đóng góp. Số vốn này có thể bổ sung hoặc giảm bớt trong quá trình kinh doanh.
  •  Lợi nhuận chưa phân phối ( lãi lưu giữ ): Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa một bên là toàn bộ chi phí của hoạt động kinh doanh với một bên là toàn bộ doanh thu của các hoạt động kinh doanh. Theo chế độ hiện hành, phần lợi nhuận này được phân phối cho các mục đích: nộp thuế thu nhập cho Nhà Nước, chia cho các bên tham gia kinh doanh, trích lập các quỹ…. Nhưng khi chưa phân phối số lợi nhuận này được sử dụng vào mục đích hoạt động sản xuất – kinh doanh và được coi như một nguồn vốn chủ sở hữu.
  •  Nguồn vốn chuyên dùng: là nguồn vốn được quy định cho mục đích chuyên dùng nhất định như dùng cho xây dựng cơ bản, dùng để khen thưởng, dùng cho phúc lợi công cộng….. đây là số nguồn vốn có gốc từ lợi nhuận để lại hay được cấp phát, viện trợ, bổ sung….
  •  Nguồn vốn chủ sở hữu khác: là nguồn vốn có nguồn gốc hình thành từ tài sản của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh do nguôn nhân khách quan tạo ra như giá cả biến động, tỷ giá ngoại tệ thay đổi theo chiều hướng tăng. Thuộc nguồn vốn này thường bao gồm: chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá.
  • + Nợ phải trả: là số tiền mà doanh nghiệp đi vay, chiếm dụng của đơn vị, tổ chức, cá nhân khác và do vậy doanh nghiệp có trách nhiệm pahỉ trả. Tùy theo tính chất từng khoản nợ và thời gian thanh toán mà được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn:
  • + Nợ ngắn hạn: là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán trong thời hạn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Theo tính chất các khoản nợ, nợ ngắn hạn được chia làm 2 loại:
  •  Nợ tín dụng: là khoản nợ mà khi trả phải trả cả vốn lẫn lãi, bao gồm các khoản vay ngắn hạn.
  •  Nợ chiếm dụng: là khoản nợ mà đơn vị chiếm dụng của người khác, theo luật định trong quá trình mua bán không phải trả lãi.
  •  Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà đơn vị phải thanh toán với thời hạn trên một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Được chia làm 2 loại:
  •  Nợ tín dụng: vay dài hạn, vay trung hạn, nợ dài hạn.
  •  Nợ chiếm dụng: các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, nợ người bán, người nhận thầu trên một năm.

Như vậy , giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản chỉ là 2 mặt khác nhau của một tài sản chứ không phải la 2 tài sản riêng biệt. Giá trị tài sản biểu hiện trạng thái cụ thể của tài sản, phản ánh cái đang có, đang tồn tại trong đơn vị. Nguồn hình thành tài sản biểu hiện mặt trừu tượng của tài sản, nó cho biết tài sản được hình thành từ đâu. Một tài sản có thể được tài trợ từ một hay nhiều nguồn khác nhau. Ngược lại, một nguồn có thể tham gia vào một hay nhiều tài sản. Về mặt lượng, tổng giá trị tài sản bao giờ cũng bằng tổng nguồn hình thành tài sản.
Phương trình kế toán cơ bản:
Giá trị tài sản = Nguồn vốn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

Sự vận động của tài sản là đối tượng của hạch toán kế toán

Trong quá trình tái sản xuất, tài sản của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn của sự vận động không những biến đổi về mặt hình thái tồn tại mà còn biến đổi về mặt giá trị. Tùy thuộc các lĩnh vực hoạt động kinh doanh như sản xuất, phân phối, lưu thông, tài sản của doanh nghiệp vận động qua các giai đoạn có khác nhau.

a) Đối với các doanh nghiệp sản xuất tài sản thường vận động qua 3 giai đoạn:


Gai đoạn mua hàng: tài sản chuyển từ hình thái tiền tệ sang hiện vật.
Giai đoạn sản xuất: sử dụng các nguyên vật liệu, tư liệu lao động, sức lao động để tạo ra sản phẩm theo mục đích đã định.
Giai đoạn bán hàng: tài sản biến đổi từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.

b) Đối với các doanh nghiệp thương mại do chức năng cơ bản là mua – bán hàng hóa nên phải có khối
lượng tài sản tương xứng với quy mô hoạt động của đơn vị. Quá trình vận động của tài sản ở các doanh nghiệp này chỉ qua 2 giai đoạn.


- Giai đoạn mua hàng: tài sản của đơn vị biến đổi từ hình thái tiền tệ sang hiện vật.
- Giai đoạn bán hàng: tài sản biến đổi từ hình thái hiện vật sang tiền tệ.

c) Đối với các đơn vị hành chính – sự nghiệp: tài sản của các đơn vị này chủ yếu là do ngân sách Nhà Nước cấp bao gồm: tài sản lưu động và tài sản cố định.

Tài sản cố định chủ yếu là nhà cửa và các thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn của đơn vị.
Tài sản lưu động là vật liệu, dụng cụ phục vụ cho hoạt động chuyên môn và các khoản chi cho hoạt động chuyên môn chưa được quyết toán, chưa duyệt.
Quá trình vận động của tài sản trong các đơn vị này là quá trình chi tiêu các loại tài sản phục vụ cho hoạt động chuyên môn. Nguyên tắc cơ bản trong chi tiêu ở các đơn vị này là không bồi hoàn trực tiếp các khoản đã chi mà phải tuân theo dự toán và các quy định của chế độ tài chính hiện hành của Nhà Nước.
 

Theo Taichinh247

Có thể bạn quan tâm :

Nguồn : Đối tượng của hạch toán kế toán

Xem thêm :

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Thu nhập vãng lai trên một triệu đồng mới phải nộp thuế

Bộ Tài chính đang cân nhắc đến việc tăng mức khởi điểm chịu thuế đối với các thu nhập vãng lai từ mức 500.000 đồng lên một triệu đồng.


Như vậy, thay vì mức 500.000 đồng hiện nay đã phải khấu trừ thuế 10% thì tới đây, có thể các khoản thu nhập vãng lai này được nâng lên mức trên một triệu đồng.



Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đang xem xét nội dung trên để bổ sung vào thông tư hướng dẫn một số điểm của thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, đối tượng được xem xét tính lại cách khấu trừ thuế sẽ được chia làm hai loại, gồm người có thu nhập chưa đến mức nộp thuế (khoảng 4 triệu đồng một tháng) thì không khấu trừ tiền thuế vãng lai. Đối tượng thứ 2 là những người đang nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ phải khấu trừ trước khi chi trả.



Ngoài ra, dự thảo thông tư mới hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được Bộ Tài chính xây dựng, một số điểm mà dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua như khoản giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế và người phụ thuộc cũng sẽ được cân nhắc. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng xem xét đến việc sửa đổi khung thuế cho phù hợp với thực tế. Hiện nay, khoảng cách giữa các mức thuế bị cho là quá dày khiến những người đóng thuế thu nhập cao cảm thấy bị áp lực...



Tại buổi đối thoại với Bộ Tài chính hôm 2/6, một số doanh nghiệp Hàn Quốc cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế (4 triệu đồng) và cho mỗi người phụ thuộc (1,6 triệu đồng). Có doanh nghiệp đã đề xuất việc miễn thuế thu nhập đối với người nước ngoài hoặc chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế.



Theo vnexpress

NguồnThu nhập vãng lai trên một triệu đồng mới phải nộp thuế

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tài khoản kế toán là cách thức phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng phản ánh của hạch toán kế toán nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của các chủ thể. Để thực hiện công tác kế toán, các đơn vị, các tổ chức kinh tế phải sử dụng nhiều tài khoản khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin đa chiều cho các đối ượng sử dụng 


 Các Tài khoản này tạo thành hệ thống Tài khoản kế toán mà các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp sử dụng. Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán là tập hợp các Tài khoản kế toán được sử dụng trong chế độ kế toán và trong từng đơn vị kế toán theo một trật tự nhất định. Trong hệ thống chế độ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán là thành phần cơ bản, quyết định chất lượng của thông tin kế toán. Tuy nhiên, hệ thống Tài khoản kế toán doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay ở VN vẫn còn một số tồn tại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống Tài khoản kế toán là một trong những nội dung thiết thực, góp phần hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán. Bài viết này đề cập đến một số tồn tại và hướng hoàn thiện hệ thống Tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.


Hệ thống Tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành là sự thể chế hóa cơ chế quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước đối với các đơn vị hạch toán, tạo điều kiện để các đơn vị hạch toán xây dựng hệ thống tài khoản phù hợp với đặc thù của từng đơn vị; đồng thời, tạo điều kiện thuân lợi cho công tác thanh, kiểm tra cũng như công tác kiểm toán các hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong đơn vị kế toán. Mặt khác, hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành còn tạo điều kiện thực hiện các nguyên tắc chung được thừa nhận, các chuẩn mực kế toán. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thống kê trong việc thu thập thông tin để tính toán các chỉ tiêu tổng hợp của từng ngành, địa phương cũng như của cả quốc gian.
Nhìn chung, hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khá đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với quy mô và trình độ quản lý của phần lớn doanh nghiệp.

Theo Quyết định này, hệ thống tài khoản kế toán bao gồm các tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán (gồm 51 tài khoản cấp 1, 62 tài khoản cấp 2, 05 tài khoản cấp 3) và 05 tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (loại 0). Các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán được sắp xếp vào 9 loại, từ loại 1 (phản ánh tài sản ngắn hạn), loại 2 (phản ánh tài sản dài hạn), loại 3 (phản ánh nợ phải trả), loại 4 (phản ánh vốn chủ sở hữu), loại 5 (phản ánh doanh thu), loại 6 (phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh), loại 7 (phản ánh thu nhập khác), loại 8 (phản ánh chi phí khác) cho đến loại 9 (phản ánh kết quả kinh doanh).

Trong từng loại, các tài khoản kế toán được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Chẳng hạn, các tài khoản phản ánh tài sản được sắp xếp theo mức độ khả thanh (khả năng chuyển đổi thành tiền), các tài khoản phản ánh nguồn vốn sắp xếp từ nợ phải trả đến vốn chủ sở hữu). các tài khoản phản ánh doanh thu và chi phí được sắp xếp theo vị trí của từng hoạt động…

Để thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra đòi hỏi hệ thống tài khoản kế toán phải được xây dựng có căn cứ khoa học phải phản ánh được tình hình tài sản, nguồn vốn trên các phương diện và mức độ khác nhau (tổng hợp, chi tiết, tài sản, nguồn vốn,…) nhằm cung cấp thông tin để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống tài khoản kế toán phải phản ánh được tính liên hòan của quá trình kinh doanh và có thể thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.

Với yêu cầu nêu trên, so với hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chúng tôi thấy còn một số tồn tại chủ yếu sau đây cần được hoàn thiện:

Thứ nhất, tên gọi tài khoản kế toán:

Tên gọi của tài khoản chính là tên gọi là đối tượng kế toán. Vì thế, tên gọi của tài khoản kế toán phải phù hợp với nội dung kinh tế của đối tượng kế toán mà tài khoản phản ánh. Tuy nhiên, tên gọi của một số tài khoản hiện nay còn chưa phù hợp với nội dung kinh tế mà nó phản ánh. Đặc biệt là một số tài khoản phản ánh tình hình thanh toán thuộc loại 1 và loại 3; chẳng hạn tài khoản 131 "Phải thu của khách hàng", tài khoản 331 "Phải trả cho người bán",…Với tên gọi đó, các tài khoản này mới chỉ phản ánh được một phần nội dung mà các tài khoản này phản ánh; bởi vì đây là những tài khoản hỗn hợp, nghĩa là trong từng tài khoản đều phản ánh đồng thời hai mối quan hệ thanh toán phải thu và phải trả.



Vì vậy cần thiết phải sửa lại tên cho đúng với bản chất kinh tế mà nó phản ánh, tránh việc hiểu không rõ về nội dung, kết cấu của tài khoản dẫn đến việc sử dụng không đúng với quy định. Chúng tôi cho rằng, để phản ánh được đúng bản chất và nội dung của đối tượng phản ánh, tên gọi của tài khoản 131 phải là "Thanh toán với người mua" (hoặc "Thanh toán với khách hàng") và tên gọi của tài khoản 331 phải là "Thanh toán với người bán" (hoặc "Thanh toán với nhà cung cấp").


Thứ hai, số hiệu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán.

Ngoài việc thiếu thống nhất về số hiệu tài khoản, trong các chế độ kế toán khác nhau còn có sự thiếu thống nhất về nội dung phản ánh. Điều đó gây khá nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, giám sát tình hình tài chính doanh nghiệp. một số tài khoản có cùng số hiệu, cùng tên gọi nhưng nội dung phản ánh là khác nhau.



 Ví dụ, theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, tài khoản 154 "chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" được dùng để tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công , chi phí sản xuất chung) đồng thời dùng tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm nhưng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, tài khoản này chỉ dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. việc tập hợp chi phí sản xuất – kinh doanh (chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; …) được thông qua các tài khoản trung gian (tài khoản 621 "chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp", tài khoản 622 "chi phí nhân công trực tiếp", tài khoản 623 "chi phí sử dụng máy thi công", tài khoản 627 "chi phí sản xuất chung"). Như vậy, tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu muốn kiểm soát chi phí sản xuất theo khoản mục thì sẽ phải tự mở các tại khoản riêng hoặc phải mờ chi tiết thêm cho các tài khỏan 154 "chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang".



Có thể dễ dàng tìm thấy khá nhiều tài khoản giống như tài khoản 154 trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: tài khoản 521 "các khoản giảm trừ doanh thu", tài khoản 642 "chi phí quản lý kinh doanh", …



Sở dĩ như vậy là do có sự phân biệt về tài khoản sử dụng để phản ánh những hoạt động kinh tế giống nhau giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nhiệp có quy mô lớn; do hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng bằng cách gộp nhiều tài khoản tổng hợp lại. tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính thống nhất về các nguyên tắc, phương pháp kế toán phục vụ cho quản lý điều hành chung nền kinh tế thì yêu cầu về tính thuận tiện cho việc chỉ đạo, kiểm tra kế toán và nâng cao khả năng so sánh đối chiếu được đặt lên hàng đầu. vì vậy, sự phân chia này chỉ làm tăng thêm tính phức tạp trong việc áp dụng và thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp. Bởi vì việc gộp nhiều tài khoản tổng hợp lại dẫn đến số lượng tài khoản tổng hợp sử dụng giảm đi nhưng lại làm tăng số lượng tài khoản chi tiết. Số lượng tài khoản tổng hợp mà doanh nghiệp sử dụng giảm đi không có nghĩa là công tác kế toán sẽ giản đơn hơn, tiết kiệm chi phí hơn mà ngược lại, khối lượng công việc kế toán chi tiết lại tăng đáng kể. Mặt khác, việc thu thập thông tin cung cấp cho quản lý lại khó khăn  hơn.


Thứ ba, trình tự sắp xếp tài khoản kế toán:

Trình tự sắp xếp các tại khỏan trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện qua số hiệu, tên gọi của tài khoản, thể hiện được vị trí của từng tài khoản trong hệ thống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp, giúp cho người làm kế toán dễ nắm bắt được nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên các tài khoản. Trình tự sắp xếp tài khoản kế toán về thực chất là trình tự đánh số hiệu và đặt tên các tài khoản kế toán. Công việc này liên quan đến việc thu thập thông tin, gắn liền với việc lập báo cáo tài chính. Như đã trình bày ở trên, các tài khoản phản ánh tài sản được xếp theo mức độ khả thanh hay khả năng chuyển đổi thành tiền, còn các tài khoản phản ánh nguồn vốn được xếp theo nợ phải trả rồi đến vốn chủ sở hữu. Mặt khác, các tài khoản phản ánh các nội dung có cùng bản chất kinh tế phải được sắp xếp vào cùng một loại.



Tuy nhiên, trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, việc sắp xếp các tài khoản kế toán vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc trên. Chẳng hạn, trong laọi 2 "tài sản dài hạn", các tài khoản phản ánh tài sản cố định được xếp trước các tài khoản phản ánh đầu tư tài chiánh dài hạn và bất động sản đầu tư. Như đã biết, tài sản cố định đã và đang đầu tư là bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Bộ phận này có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất và một khi doanh nghiệp đã bán tài sản cố định để thanh toán thì doanh nghiệp đó khó mà tồn tại được. Chính vì thế, theo chúng tôi, trình tự sắp xếp cacs tài khoản trong loại 2 "tài sản dài hạn" phải theo trình tự từ các khoản đầu tư tài chính dài hạn; bất động sản đầu tư; các khoản ký cược, ký quĩ dài hạn; chi phí trả trước dài hạn rồi mới đến tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Và do vậy, ký hiệu các tài khoản cũng thay đổi tương ứng với trật tự sắp xếp trên.


Thứ tư, phân nhóm tài khoản:

Phân nhóm tài khoản là việc sắp xếp các tài khoản có cùng bản chất và nội dung phản ánh vào cùng một nhóm. Việc phân nhóm tài khoản đòi hỏi sao cho vừa đơn giản, vừa phản ánh đúng bản chất và nội dung của tài khoản, tránh sự cồng kềnh, tạo cảm giác nặng nề cho hệ thống tài khoản kế toán. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng: không nên chia các tài khoản trong Bản cân đối kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành 9 loại như hiện nay mà chỉ cần chia thành 7 loại; trong đó, các tài khoản từ loại 1 đến loại 4 giữ nguyên (chỉ thay đổi một số tên gọi và ký hiệu như đã trình bày ở trên), còn các tài khoản loại 5 và loại 7 do dùng để phản ánh doanh thu và thu nhập khác nên gộp thành loại 5 với tên gọi "doanh thu và thu nhập khác". Tương tự, các tài khoản loại 6 và loại 8 dùng để phản ánh chi phí hoạt động nên gộp thành loại 6 với tên gọi "chi phí kinh doanh và chi phí khác"; loại 9 sẽ chuyển thanh loại 7 với tên gọi "xác định kết quả hoạt động"


Thứ năm, mở tài khoản chi tiết cho các tài khoản thanh toán:

Để thu thập thông tin lập báo cáo tài chính, việc yêu cầu phải mở các tài khoản thanh toán chi tiết theo ngắn hạn và dài hạn chưa thống nhất.



Trên đây là một số tồn tại trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính. Với mong muốn hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán nói riêng và hệ thống chế độ kế toán nói chung, chúng tôi mong các cơ quản hữu quan sớm có những nghiên cứu cụ thể, thiết thực, phù hợp với loại hình doanh nghiệp này cũng như điều kiện phát triển kinh tế cụ thể trong từng thời kỳ để sớm đưa hệ thống kế toán Việt Nam hòa nhập với hệ thống kế toán Châu á và thế giới.



Theo Kế Toán Nhanh

Nguồn: Tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Kế toán đối với doanh nghiệp giải thể

Mặc dù Bộ Taì chính và các ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán vẫn chưa được đề cập đến trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan


Giải thể doanh nghiệp có thể diễn ra do hết hạn thời gian hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn, do thua lỗ kéo dài hoặc việc duy trì công ty là không cần thiết... Khi giải thể doanh nghiệp, kế toán cần xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải trả và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động cũng như vốn chủ sở hữu.

Thời điểm này đòi hỏi kế toán hoạch toán đúng, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ cần giải quyết và điều chỉnh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp không còn tồn tại. Mặc dù Bộ Tài chính và các ban ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán, về phương pháp kế toán vẫn chưa được đề cập trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan. Bài viết xin đưa ra một số kinh nghiệm trong kế toán Pháp về kế toán khi các doanh nghiệp giải thể để bạn đọc tham khảo.

Khi giải thể, doanh nghiệp phải chọn ra một người chịu trách nhiệm chính về các công việc giải thể, thông thường đó là một số các thành viên tham gia góp vốn hoặc một người thứ ba. Người nàu được cử ra theo quyết định của hội đồng các thành viên hoặc bởi toàn án.
Doanh nghiệp cần phải thiết lập các sổ kế toán cho việc giải thể dưới sự kiểm soát của hội đồng các thành viên và các quan sát viên (nếu có).

Các doanh nghiệp có thể không phải mở nhiều tài khoản riêng để phản án việc giải thể doanh nghiệp. Các nghiệp vụ về giải thể được hoạch toán như các trường hợp bình thường khác. Tuy vậy, khi giải thể, các doanh nghiệp cần mở một tài khoản đặc thù là "Kết quả giải thể" để tổng hợp thu nhập, chi phí bất thường phát sinh do việc giải thể.
 

Theo Kế toán nhanh

Nguồn: Kế toán đối với doanh nghiệp giải thể

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ôtô chở người loại 9 chỗ trở xuống

Quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 20 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuốngBộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

Theo đó, kể từ ngày 26/6/2011, để nhập khẩu loại mặt hàng trên, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, các thương nhân phải nộp bổ sung  thêm một số loại giấy tờ cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện thủ tục.

Cụ thể là để được nhập khẩu, doanh nghiệp buộc phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải có được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp. Các loại giấy tờ trên doanh nghiệp có thể nộp một bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính.

Giới kinh doanh ôtô nhập khẩu đánh giá quy định của Bộ Công Thương giống như một động tác “khép cửa” đối với thị trường ôtô nhập khẩu không chính thức. Bởi lẽ sẽ không hề đơn giản để doanh nghiệp có được các loại giấy tờ theo quy định tại thông tư này.

Trước hết là ở vấn đề quan hệ giao thương, đối tác. Một trong những nguyên tắc của các nhà sản xuất ôtô đối với các thị trường ngoài nước là nhà phân phối phải đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý, dịch vụ để có thể đại diện cho hãng tại thị trường sở tại, qua đó đảm bảo được sự an toàn và phát triển uy tín thương hiệu của hãng. Thứ hai là tại một thị trường bên ngoài, nếu hãng đã có liên doanh với doanh nghiệp của quốc gia (hay vùng lãnh thổ) đó hoặc đã có nhà phân phối chính thức thì thông thường sẽ không cho phép mở thêm bất kỳ nhà phân phối chính thức nào khác.

Trong khi đó, việc nhận được sự đồng ý để có thể được cấp giấy chỉ định của nhà nhập khẩu hay phân phối chính thức của một hãng ôtô nào đó tại Việt Nam gần như là bất khả thi đối với các doanh nghiệp khác.

Ví dụ tại Việt Nam, tập đoàn Audi đã có nhà nhập khẩu và phân phối chính thức là Automotive Asia và Công ty Cổ phần Liên Á Quốc tế thì đương nhiên Audi sẽ không cho phép có thêm nhà nhập khẩu và phân phối khác. Vì vậy, việc có được hợp đồng đại lý là không thể. Hay với trường hợp Toyota. Tập đoàn này hiện đã có liên doanh - đồng nghĩa là đại diện chính thức - tại Việt Nam nên cũng sẽ không cấp phép cho nhà nhập khẩu xe nguyên chiếc khác vì như thế sẽ gây ra xung đột lợi ích với chính liên doanh của mình.

Các salon ôtô nhập khẩu cho rằng, việc có được chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp không quá khó khi doanh nghiệp đầu tư lớn. Tuy nhiên, có được các giấy tờ từ nhà sản xuất hay đại diện của họ tại Việt Nam  đồng thời đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật mới là bài toán nan giải.

Tại thị trường ôtô nhập khẩu Việt Nam hiện nay đang tồn tại 3 hình thức phân phối, gồm: Nhà nhập khẩu và phân phối chính thức như BMW Euro Auto, Audi, Porsche; các liên doanh sản xuất, lắp ráp thực hiện thêm chức năng nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc như Toyota, Ford; các salon kinh doanh xe nhập khẩu không chính thức.

Theo các chuyên gia, việc Bộ Công Thương quy định các thủ tục bổ sung của đối với doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống tại Thông tư 20 thực tế chỉ tác động trực tiếp đến khối doanh nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu không chính thức.

Tại Hà Nội, Tp.HCM hay Hải Phòng hiện nay đang tồn tại rất nhiều các doanh nghiệp như vậy. Đại đa số các doanh nghiệp này chỉ tiến hành mua xe tại nước ngoài (như một khách hàng thông thường) rồi đưa về Việt Nam bán cho người tiêu dùng. Do đó, các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng chính hiệu thường không được đảm bảo. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp này thường chỉ bán xe chứ không thực hiện hoặc không đủ điều kiện thực hiện các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn. Thậm chí nhiều trong số đó chỉ kinh doanh ôtô trong một thời gian ngắn rồi chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác.

Từ lý do trên, Bộ Công Thương cho rằng các quy định bổ sung sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, động tác này của Bộ Công Thương cũng được coi là nhằm góp phần hạn chế nhập siêu và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

Theo TBKT

 Nguồn : Quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ôtô chở người loại 9 chỗ trở xuống

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Các báo cáo tài chính cơ bản giúp điều hành một doanh nghiệp

1. Bảng cân đối kế toán.

• Nó dùng để đánh giá doanh nghiệp đang tiến triển thế nào. Bạn có thể sử dụng bảng cân đối kế toán để đánh giá tình hình tài chính, nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp của bạn.
 
• Nó rất hữu ích khi bạn nhìn vào khía cạnh lợi nhuận và chi phí bởi vì qua bảng cân đối kế toán bạn có được một bức tranh tổng thể.
 
• Sử dụng bảng cân đối kế toán để đảm bảo một khoản vay: Khi bạn đi vay ngân hàng, các ngân hàng thường yêu cầu bạn nộp báo các kế toán để họ đánh giá khả năng hoàn trả nợ của bạn. Nếu bạn có một bàng cân đối kế toán tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội được vay vốn ngân hàng.

2. Báo cáo kết quả kinh doanh (Báo cáo lãi lỗ).

Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc báo cáo lãi lỗ cho bạn biết doanh nghiệp bạn kiếm được bao nhiêu tiền sau khi đã trừ đi hết chi phí. Báo cáo kết quả kinh doanh được đọc từ trên xuống và cho biết doanh thu và chi phí cho một khoảng thời gian nhất định. Một bảng báo cáo kết quả kinh doanh sẽ không chỉ ra những vấn đề như không đủ tiền mặt luân chuyển. Bạn cần phải chuẩn bị báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xem bạn có vấn đề gì về việc không đủ tiền mặt để lưu chuyển trong quá trình hoạt động.

3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Sử dụng dự báo dòng tiền mặt như một công cụ kinh doanh.
 
Một bảng dự báo dòng tiền mặt có thể là một công cụ kinh doanh rất quan trọng nếu nó được sử dụng hiệu quả. Hãy nhớ rằng nó là một báo cáo động - bạn cần thay đổi và điều chỉnh nó thường xuyên phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh, các khoản chi trả và nhu cầu của nhà cung cấp.
 
Việc thay đổi bảng dự báo này cũng rất hữu ích, thay dổi các con số về doanh số bán hàng, về mua sắm và chi phí nhân viên. Những thay đổi về luật pháp, lãi suất và thuế cũng ảnh hưởng đến bảng dự báo này.
 
Để có điều chỉnh về bảng dự báo tiền mặt, bạn cần:

• Xem xét các vấn đề có thể xảy ra và tìm giải pháp cho chúng.
 
• Xác định bất cứ sự thiếu hụt tiền mặt tiềm ẩn nào và có những biện pháp phù hợp.
 
• Đảm bảo bạn có đủ tiền mặt trước khi bạn định làm bất kỳ cam kết tài chính quan trọng nào.
 
Sử dụng dự báo tiền mặt để tránh kinh doanh…

Có một dự báo dòng tiền mặt chính xác sẽ đảm bảo cho bạn đạt được sự tăng trưởng ổn định mà không phải kinh doanh vượt mức. Bạn biết rằng khi bạn có đủ tài sản để mở rộng kinh doanh – và rất quan trọng nữa là khi bạn cần phải củng cố việc kinh doanh. Điều này giúp bạn đảm bảo cho nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp đều hài lòng. Xin xem hướng dẫn về làm thề nào để tránh những vấn đề kinh doanh vượt mức.
 
Một điều rất quan trọng là bạn đưa những dấu hiệu cảnh báo vào dự báo dòng tiền mặt của bạn. Ví dụ, nếu mức tiền mặt được dự báo sát với quyền được rút tiền, điều này chỉ ra rằng bạn nên cảnh giác và nên đưa dòng tiền mặt ở mức chấp nhận được. Xin xem hướng dẫn về làm thế nào để xác định các vấn đề về dòng tiền mặt tiềm năng.
 
 Theo business.gov

Nguồn Các báo cáo tài chính cơ bản giúp điều hành một doanh nghiệp

Xem thêm:

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế

Doanh nghiệp nào được hưởng ưu đãi về thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm và thời gian miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm kế tiếp?   

Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm và thời gian miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo bao gồm:

1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính Phủ)

2. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại Khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

4. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc loại dự án có quy mô lớn, công nghệ cao.

5. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực Đầu tư phát triến nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sát, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tưởng Chính Phủ quyết định.

6. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm.

Theo tạp chí thuế

 Nguồn: Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế

Có thể bạn quan tâm:

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Làm thế nào để tra mã số thuế

Cơ quan Thuế có trách nhiệm xử lý, lưu giữ hồ sơ đăng ký thuế, cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế. Cơ quan Thuế xây dựng, quản lý toàn bộ hệ thống mã số thuế của người nộp thuế và cập nhật thông tin đăng ký thuế thay đổi vào hệ thống quản lý mã số thuế trên mạng máy tính ngành Thuế.

Cơ quan Thuế có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tổ chức đưa mã số thuế vào hệ thống thông tin hiện có của các Bộ, ngành có chức năng quản lý liên quan đến người nộp thuế.

Tổng cục Thuế có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về các đối tượng được cấp mã số thuế bao gồm các trường hợp cấp mã số thuế mới, thay đổi các thông tin đăng ký thuế và trường hợp ngừng hoạt động, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp trên toàn quốc cho Tổng cục Hải quan và cung cấp thông tin đăng ký thuế cho Bộ, ngành liên quan theo quy định.

Do đó muốn tra mã số thuế, bạn cần vào trang web của cơ quan thuế điền đầy đủ các thông tin cần tra cứu để sử dụng tài nguyên mã số thuế đã được cơ quan thuế lưu giữ.

Chúc bạn tra mã số thuế thành công!

Nguồn: Làm thế nào để tra mã số thuế

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Các thủ tục đăng ký mã số thuế

1. Thời hạn đăng ký thuế, cấp mã số thuế:

Đối tượng thuộc diện đăng ký thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày:

- Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

- Bắt đầu hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế là tổ chức, cá nhân không kinh doanh;

- Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay của các tổ chức cá nhân;

- Bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

- Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân (ngày cá nhân nhận thu nhập);

- Phát sinh tiền thuế GTGT được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế đối với các chủ dự án (hoặc đại diện được uỷ quyền như ban quản lý công trình), nhà thầu chính nước ngoài.

2. Hồ sơ đăng ký thuế nhận mã số thuế

2.1. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là tổ chức kinh doanh (trừ các đơn vị trực thuộc) gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo đăng ký thuế (nếu có).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Bản sao Quyết định thành lập.

Trường hợp tổ chức kinh doanh là đơn vị chủ quản có đơn vị trực thuộc thì tổ chức kinh doanh phải kê khai các đơn vị trực thuộc vào "Bản kê các đơn vị trực thuộc". Cơ quan Thuế quản lý đơn vị chủ quản cấp mã số thuế cho đơn vị chủ quản, đồng thời cấp mã số cho từng đơn vị trực thuộc có trong "Bản kê các đơn vị trực thuộc" của đơn vị chủ quản, kể cả trường hợp các đơn vị trực thuộc đóng tại các tỉnh khác. Đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho các đơn vị trực thuộc. Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc.

2.2. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là đơn vị trực thuộc của tổ chức kinh doanh gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo (nếu có). Trên tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế 13 số đã được đơn vị chủ quản thông báo.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh hoặc giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2.3. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT, kèm theo bản kê cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh tại địa bàn quận, huyện, thị xã hoặc tỉnh khác với cơ sở kinh doanh chính (nếu có).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân.

Riêng trường hợp cá nhân có cửa hàng, cửa hiệu đóng khác địa bàn (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) với cơ sở chính, kê khai đăng ký thuế với Chi cục thuế nơi có cửa hàng, cửa hiệu thì hồ sơ đăng ký nộp thuế là: Tờ khai đăng ký nộp thuế theo mẫu số 03.1-ĐK-TCT.

2.4. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04-ĐK-TCT.

- Bản sao Giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

- Bản sao và bản dịch tiếng Việt "Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề độc lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế" do nước chủ nhà cấp cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.

- Bản kê các văn phòng điều hành dự án của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam (nếu có).

2.5. Hồ sơ đăng ký thuế đối với Ban điều hành dự án thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam:

Trường hợp nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam khi thực hiện dự án đầu tư, đã đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế 10 số, nếu phát sinh các hợp đồng (thuộc dự án) tại các địa điểm khác, thì nhà thầu phải kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế 13 số cho các Ban điều hành dự án hoặc nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện từng hợp đồng theo mẫu "Tờ khai đăng ký thuế mẫu 04.3-ĐK-TCT".

Hồ sơ Đăng ký thuế gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04.3-ĐK-TCT.

- Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt).

- Giấy phép đầu tư, giấy phép thầu của Ban điều hành dự án hoặc nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện hợp đồng (nếu có)

2.6. Hồ sơ đăng ký thuế đối với trường hợp nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài không trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam:

Đối với trường hợp nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài, các hợp đồng, hợp tác kinh doanh của Việt Nam với người nước ngoài, nhưng bên nước ngoài không trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam, thì bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu có trách nhiệm kê khai và nộp thuế cho bên nước ngoài. Bên Việt Nam được cấp một mã số thuế 10 số để sử dụng cho việc kê khai, nộp hộ thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài. Trường hợp bên Việt Nam ký hợp đồng là doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế thì không được sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp để kê khai, nộp thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký mã số thuế cho Bên Việt Nam ký hợp đồng nộp thuế cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 04.1-ĐK-TCT kèm theo Bản kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài mà bên Việt Nam kê khai, nộp thay thuế.

- Hợp đồng ký với nhà thầu nước ngoài (bản trích lục tiếng Việt).

- Bản kê danh sách các nhà thầu phụ, nhà thầu phụ nước ngoài ký hợp đồng hợp tác kinh doanh có kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam. Mỗi nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trong bản kê sẽ được cấp mã số thuế 13 số theo mã số thuế nộp hộ của Bên Việt Nam ký hợp đồng. Mã số thuế này được sử dụng để phân biệt số thuế phải nộp, đã nộp của từng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài khi Bên Việt Nam ký hợp đồng kê khai và nộp hộ thuế với cơ quan Thuế. Bên Việt Nam ký hợp đồng phải thực hiện kê khai đăng ký thuế cho từng nhà thầu, nhà thầu phụ theo "Phụ lục tờ khai đăng ký thuế - Mẫu số 04.2-ĐK-TCT"; đồng thời phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số 13 số của các nhà thầu nước ngoài khi chấm dứt hợp đồng.

2.7. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh, kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam gồm :

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04.2-ĐK-TCT, trên tờ khai ghi sẵn mã số thuế 13 số của các nhà thầu.

- Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt).

- Bản sao và bản dịch tiếng Việt "Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề độc lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế" do nước chủ nhà cấp cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.

2.8. Hồ sơ đăng ký thuế (đăng ký mã số thuế) đối với người nộp thuế là cá nhân nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 05-ĐK-TCT.

- Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với người nước ngoài (bản sao)

- 02 ảnh cỡ 2 x 3 của người đăng ký thuế (01 dán vào tờ khai đăng ký thuế, 01 để dán vào thẻ mã số thuế).

Cá nhân kê khai nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trực tiếp với cơ quan Thuế thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan Thuế để được cấp Thẻ mã số thuế cá nhân.

2.9. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (có hoàn thuế giá trị gia tăng) là: Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 06-ĐK-TCT.

2.10. Hồ sơ đăng ký thuế (đăng ký mã số thuế) đối với người nộp thuế là tổ chức được ủy quyền thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các chủ dự án, các nhà thầu chính nước ngoài của các dự án ODA; tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nhưng đơn vị không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là: Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT (chỉ kê khai các chỉ tiêu: 1, 2, 3, 4, 12, 18).

Riêng tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nư­ớc phải có thêm Tờ khai đăng ký thu phí, lệ phí theo Mẫu số 1 qui định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí. Đơn vị thu phí, lệ phí được cấp một mã số thuế để dùng chung cho việc kê khai nộp phí, lệ phí và kê khai nộp thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

2.11. Đối với một số ngành, nghề đặc biệt do các Bộ, ngành cấp giấy phép hoạt động (như tín dụng, luật sư, dầu khí, bảo hiểm, y tế) thì sử dụng giấy phép này thay cho Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong hồ sơ đăng ký thuế.

Người nộp thuế không cần đóng dấu vào tờ khai đăng ký thuế để có thể đồng thời vừa thực hiện thủ tục đăng ký thuế, vừa thực hiện thủ tục khắc dấu.

3. Cung cấp mẫu tờ khai đăng ký thuế, nhận mã số thuế

Người nộp thuế có thể nhận mẫu tờ khai đăng ký thuế tại các cơ quan Thuế gần nhất hoặc bản sao mẫu kèm Thông tư này hoặc in mẫu tờ khai đăng ký thuế trên trang tin điện tử của Tổng cục Thuế . Người nộp thuế có nhu cầu có thể đến bất kỳ cơ quan thuế nào để được cơ quan Thuế hướng dẫn việc kê khai các chỉ tiêu trong hồ sơ đăng ký thuế.

4. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế (đăng ký mã số thuế):

- Doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh) nơi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức đóng trụ sở chính (đăng ký mã số thuế công ty)

- Đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế tỉnh nơi đơn vị trực thuộc đóng trụ sở chính (đăng ký mã số thuế công ty)

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế đăng ký thuế tại cơ quan quản lý thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở. Riêng đối với cá nhân nộp thuế thu nhập thông qua cơ quan chi trả thu nhập thì nộp tờ khai đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập; cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của từng cá nhân để nộp cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý thu thuế.

- Cá nhân nộp thuế thu nhập cao trực tiếp, không qua đơn vị chi trả thu nhập đăng ký thuế tại các cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú.

- Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế tại Chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

5. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế (đăng ký mã số thuế).

Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ thời điểm nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bản kê danh mục hồ sơ đăng ký thuế đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đăng ký thuế, thời hạn trả kết quả không được quá số ngày quy định của thông tư này.

Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.

Trường hợp đăng ký thuế điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ đăng ký thuế được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.

Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế thông báo cho người nộp hồ sơ trong ngày nhận hồ sơ đối với trực tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo đường bưu chính hoặc giao dịch điện tử.

Tại địa phương đã thực hiện Thông tư liên tịch về giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp phép khắc dấu theo cơ chế liên thông "một cửa" thì thực hiện thủ tục hồ sơ đăng ký thuế, địa điểm tiếp nhận hồ sơ thuế theo quy định liên thông này.

Kết quả thủ tục hành chính cá nhân, tổ chức được cấp mã số thuế.

 

Theo Tạp Chí Thuế

Nguồn :Các thủ tục đăng ký mã số thuế

Xem thêm :

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Ưu đãi thuế doanh nghiệp

Trong thời gian đang ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; nếu doanh nghiệp cũng thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp đó phải hạch toán thuế như thế nào?

Theo quy định tại điểm 2.1 Mục I phần H thông tư số 130/2008/TT-BTC, ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ tài Chính.

2.1. Trong thời gian đang ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi hoặc miễn, giảm thuế).

Trường hợp trong kỳ tính thuế doanh nghiệp không hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm thu nhập khác) nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Theo tạp chí Thuế
Xem thêm :

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Nộp thuế TNDN)

Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thuế TNDN) tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Cơ sở kinh doanh phải tạm nộp số thuế TNDN hàng quý theo Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách nhà nước chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý.

Việc xác định ngày nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh được thực hiện như sau:

- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thuế TNDN) bằng chuyển khoản qua Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế TNDN là ngày Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ký nhận trên Giấy nộp tiền vào ngân sách;

- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thuế TNDN) bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày cơ quan Kho bạc nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế cấp Biên lai thuế.

Cách kê khai để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thuế TNDN):

- Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 02A/TNDN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 tháng 01 hàng năm hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp tháng kết thúc kỳ tính thuế đối với cơ sở kinh doanh có kỳ tính thuế là năm tài chính khác năm dương lịch.

- Cách lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ để kê khai là dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của năm trước trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp và khả năng kinh doanh của năm tiếp theo.

Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập thì cơ sở kinh doanh tự xác định doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, số thuế phải nộp từng quý và chủ động kê khai với cơ quan thuế trong thời hạn chậm nhất không quá ngày 25 của tháng sau, kể từ tháng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Điều chỉnh tờ khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối với cơ sở kinh doanh mà kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm có sự thay đổi lớn dẫn đến có thể tăng hoặc giảm trên 20% số thuế tạm nộp đã kê khai với cơ quan thuế thì cơ sở kinh doanh phải làm đầy đủ hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và số thuế tạm nộp của hai quý cuối năm gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất không quá ngày 30 tháng 07 hàng năm.

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và từng quý gồm có:

+ Công văn đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm trong đó nêu rõ lý do xin điều chỉnh, số thuế đã tạm nộp 6 tháng đầu năm và số thuế còn phải nộp 6 tháng cuối năm.

+ Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu quy định của pháp luật về kế toán.

Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị của cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế trực tiếp quản lý có thông báo cho cơ sở kinh doanh số thuế tạm nộp cả năm đã điều chỉnh lại và số thuế còn phải nộp trong 2 quý cuối năm hoặc lý do không chấp nhận đề nghị của doanh nghiệp chậm nhất là ngày 25 tháng 08 của năm.

- Biện pháp chế tài đối với cơ sở kinh doanh không lập và gửi tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Cơ sở kinh doanh không gửi tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ quan thuế có thông báo nhắc nhở cơ sở kinh doanh nộp tờ khai thuế. Nếu hết ngày 25 tháng 03 mà cơ sở kinh doanh vẫn chưa nộp tờ khai thuế thì cơ quan thuế ấn định số thuế tạm nộp cả năm, từng quý theo hướng dẫn tại điểm 2 mục này và thông báo để cơ sở kinh doanh thực hiện.

Theo Tạp Chí Thuế

Nguồn : Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Nộp thuế TNDN)

Xem thêm:

- Kế toán thuế

Kế toán tiền lương

- Kế toán chi

- Phần mềm kế toán