Theo quy định tại Điều 49 Luật Công chứng, những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.
Về nội dung văn bản thoả thuận phân chia di sản, những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật vẫn có quyền thoả thuận với nhau về phần thừa kế hoặc cách thức phân chia (bằng tiền, hiện vật) hoặc nhường toàn bộ phần di sản mà họ được hưởng cho người thừa kế khác, miễn là không có tranh chấp.
Trong trường hợp người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật định cư ở nước ngoài, thì cần liên hệ cơ quan đại diện của Việt Nam tại quốc gia đó lập văn bản uỷ quyền cho công dân trong nước thực hiện thủ tục kê khai di sản.
Trường hợp di sản là bất động sản thì phải nộp hồ sơ tại phòng công chứng nơi quản lý địa hạt. Người thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực (công chứng viên) sẽ kiểm tra để khẳng định người để lại di sản đúng là người có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với di sản đó và những người yêu cầu công chứng chứng thực đúng là những người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có nghi ngờ thì phải tự mình xác minh hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức khác xác minh.
Văn bản thoả thuận phân chia di sản chỉ được ký sau khi đã hết thời hạn niêm yết 30 ngày tại UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn hoặc nơi có bất động sản của người để lại di sản và không có ai tranh chấp.
Văn bản thoả thuận phân chia di sản, đã được công chứng, chứng thực là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền đăng ký chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người được hưởng di sản.
Bạn hãy làm theo trình tự nêu trên, sau đó tiến hành làm thủ tục sang tên sổ đỏ theo phân chia của 4 anh em bạn.
Bài đã đăng trên VietNamNet:
http://vietnamnet.vn/bandocviet/2008/09/805421/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét